Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu cho trẻ em uống bổ sung dầu cá tuyết có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn sau này. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách chọn những người không mắc bệnh hen suyễn ngay từ đầu và xem những người mà đang dùng dầu gan cá tuyết có bị bệnh hay không? Và đây là kết quả: Theo dõi 17.000 người không mắc bệnh hen suyễn trong 11 năm. Người ta phát hiện ra rằng lượng dầu gan cá tuyết có liên quan đáng kể đến sự phát triển của bệnh hen suyễn.
Họ cho rằng bị bệnh hen suyễn có thể là do quá nhiều vitamin A trong dầu gan cá gây ra. Mặt khác họ cũng phát hiện ra một số chất không tốt trong dầu cá.
Các nhà nghiên cứu thực hiện trên 13 loại thực phẩm bổ sung dầu cá cho bé để đánh giá khả năng phơi nhiễm với PCB – PCB là các chất ô nhiễm công nghiệp độc hại đã làm ô nhiễm đại dương của chúng ta. Kết quả PCB được phát hiện trong tất cả các sản phẩm.
Vậy có sự khác biệt mức ô nhiễm giữa dầu cá làm từ các loài cá nhỏ, có đời sống ngắn như cá cơm và cá săn mồi lớn như cá ngừ, hoặc dầu cá tinh khiết. Kết quả cho thấy không tìm thấy sự khác biệt đáng kể về mức độ PCB trong dầu, tức là dầu bị ô nhiễm ngang nhau.
Vì vậy, khi trẻ em dùng bổ sung dầu cá chứa omega-3 chuỗi dài được quảng cáo là có lợi thì thật ra làm cho bé tiếp xúc với chất gây ô nhiễm PCB. Điều này làm ngược lại lợi ích sức khỏe.
Trẻ sơ sinh cần được bổ sung tăng cường DHA để tốt cho não và mắt. Vậy lấy DHA từ nguồn nào an toàn? Đó chính là tảo, DHA có nguồn gốc từ tảo. Vậy trẻ sẽ được tiếp nhận và hưởng các lợi ích từ omega-3 mà không có rủi ro về ô nhiễm.
Nguồn tạo ra DHA bằng cách sử dụng hạt lanh, xem bài viết Các axit béo Omega-3
Một lưu ý quan trọng là sữa mẹ là tiêu chuẩn vàng, tốt nhất trong các loại sữa công thức cho trẻ sơ sinh. Vì vậy nguồn omega-3 tốt nhất vẫn là từ sữa mẹ.
Nguồn tiếng anh: https://nutritionfacts.org/video/pcbs-in-childrens-fish-oil-supplements/
Tài liệu tham khảo:
- Boston University School of Public Health
- A M Hughes, R M Lucas, A L Ponsonby, C Chapman, A Coulthard, K Dear, T Dwyer, T J Kilpatrick, A J McMichael, M P Pender, B V Taylor, P Valery, I A van der Mei, D Williams. The role of latitude, ultraviolet radiation exposure and vitamin D in childhood asthma and hayfever: an Australian multicenter study. Pediatr Allergy Immunol. 2011 May;22(3):327-33.
- X M Mai, A Langhammer, Y Chen, C A Camargo Jr. Cod liver oil intake and incidence of asthma in Norwegian adults–the HUNT study. Thorax. 2013 Jan;68(1):25-30.
- J T Ashley, J S Ward, C S Anderson, M W Schafer, L Zaoudeh, R J Horwitz, D J Velinsky. Children’s daily exposure to polychlorinated biphenyls from dietary supplements containing fish oils. Food Addit Contam Part A Chem Anal Control Expo Risk Assess. 2013;30(3):506-14.
- E E Birch, S Garfield, Y Castañeda, D Hughbanks-Wheaton, R Uauy, D Hoffman. Visual acuity and cognitive outcomes at 4 years of age in a double-blind, randomized trial of long-chain polyunsaturated fatty acid-supplemented infant formula. Early Hum Dev. 2007 May;83(5):279-84.
- E E Birch, D R Hoffman, R Uauy, D G Birch, C Prestidge. Visual acuity and the essentiality of docosahexaenoic acid and arachidonic acid in the diet of term infants. Pediatr Res. 1998 Aug;44(2):201-9.